Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Đăng kí và đăng nhập nào !!!!!

Hãy trở thành thành viên tích cực của diễn đàn nhé!!!
^^
Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Đăng kí và đăng nhập nào !!!!!

Hãy trở thành thành viên tích cực của diễn đàn nhé!!!
^^
Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam

Nơi các thành viên Y30A Hội Tụ và chém gió
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười GửiThời gian
[?] Những câu nói về tình yêu thương qua thông điệp cuộc sống Mon Jul 27, 2015 4:38 pm
[?] Những câu nói hay về cuộc sống Mẹ đang nghe con nói đây! Mon Jul 06, 2015 4:34 pm
[?] Hạn chế vận động vì thoái hóa khớp Tue Mar 26, 2013 10:36 am
[?] Tham khảo cách chữa rụng tóc hiệu quả Sun Jan 08, 2012 3:50 pm
[?] Giúp điều trị viêm hang vị dạ dày hiệu quả Sun Jan 08, 2012 2:47 pm
[?] lời ngỏ của thành viên mới hehehe Thu Oct 06, 2011 6:22 pm
[?] Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng uy tín Sun Sep 25, 2011 11:47 pm
[?] up theo yêu cầu của Lan Hương Tue Sep 20, 2011 8:36 am
[?] Change & Challenge Mon Sep 12, 2011 12:19 am
[?] Y hoc co truyen khac gi voi y hoc phuong Tay Tue Sep 06, 2011 9:01 pm
[?] benh tu ky Fri Jul 01, 2011 9:09 pm
[?] Cẩn trọng bệnh histeria Mon Jun 27, 2011 9:40 pm
[?] CÂU CHUYÊN CỦA TÔI Sun Jun 05, 2011 2:50 pm
[?] Clip khám bụng Thu May 26, 2011 8:18 pm
[?] Ngày sinh33333333333 Đang sống tại:Hà Nội Giới tính: Nghề nghiệp:Sinh viên truyện tình yêu của tôi [moại người đừng cười nhe] Tue May 17, 2011 1:27 pm


Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dươngXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Sat Jan 23, 2010 2:59 pm
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_06
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_01Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_02Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_03
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_04ng0k_lcY lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_06
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_07Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_08Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_09
[Y30A] - ng0k_lc
Binh nhất
Binh nhất
Tổng số bài gửi : 32
Reputation : 2
Tham gia từ ngày : 20/01/2010
Tuổi : 33
Đến từ : lào cai city

Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Vide
Bài gửiTiêu đề: Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương
http://tranvanchung.co.cc

A. ĐẠI CƯƠNG
9; - Thiên : "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (TVấn 5) ghi : "Âm Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi kỷ cương, biến hóa chi phụ mẫu, Sinh sát chi bản thủy, Thần minh chi phủ dã, Trị bệnh tất cầu kỳ bản" (Âm Dương là quy luật của trời đất, cương kỷ của vạn vật, nguồn gốc của mọi biến hóa, Căn cội của sự sinh trưởng và hủy diệt, là kho tàng chứa đựng thần minh, trị bệnh phải tìm rõ căn bản của bệnh).

- Trong thiên 'Thiên Địa Âm Dương' sách 'Xuân Thu Phồn Lộ', Đổng Trọng Thư viết : "Thiên địa chi gian, hữu Âm Dương chi khí, thường tiệm nhân giả, nhược thủy thường tiệm ngư dã" (Trong khoảng thiên địa, có khí Âm Dương thường bao phủ con người như nước thường bao phủ cá vậy).

- Sách "Y Học Nhập Môn", thiên "Thiên Địa Nhân Vật Tương Ứng Thuyết" viết : "Sát Âm Dương, quyết sinh tử" (Xét lẽ Âm Dương để có thể quyết đoán sống chết).

Như vậy, cơ sở của mọi sự vật và hiện tượng, căn nguyên của mọi vận động biến hóa là 2 khí Âm Dương
B.Âm Dương và Dược Liệu

Dùng nguyên lý Âm Dương áp dụng vào dược liệu đã được người xưa áp dụng một cách khoa học và có hiệu quả. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Việc áp dụng nguyên lý Âm Dương vào dược liệu không phải là một việc dễ vì đòi hỏi nhiều yếu tố. Ở đây, chúng tôi tạm nêu ra một số nguyên tắc để tùy nghi áp dụng.

a) Về Tác Dụng
- Các vị thuốc có tác dụng Thăng (đi lên) thuộc âm. Thí dụ : Ma hoàng, Quế...

- Các vị thuốc có tác dụng giáng (đi xuống) thuộc dương. Thí dụ : Mang tiêu, Mộc hương...

b) Về Trọng Lượng
+ Các vị thuốc có trọng lượng nhẹ, xốp, thuộc âm. Thí dụ : Các loại lá (lá dâu, lá Cối xay...).

+ Các vị thuốc có trọng lượng nặng, cứng, thuộc dương. Thí dụ : Bách bộ, Mẫu lệ...

c) Về Tính Chất
- Các vị thuốc có tính Hàn (lạnh), Lương (Mát) thuộc âm. Thí dụ : Cỏ mực, Hoàng bá...

- Các vị thuốc có tính Nóng (Nhiệt), ấm (ôn) thuộc dương. Thí dụ : Trần bì, Phụ tử...

Việc phân chia âm dương cho dược liệu, chỉ có tính cách tương đối, trên lâm sàng, nhiều khi còn phải dựa theo Tứ khí, Ngũ vị... nữa.

Việc phân biệt đặc tính âm dương của dược liệu rất quan trọng trong việc trị liệu. Thí dụ : Một bệnh thuộc dương chứng, thực chứng cần phải tìm vị thuốc mang đặc tính âm để ức chế bớt dương, lập lại sự quân bình âm dương. Nếu không nắm vững, cho những vị thuốc mang đặc tính dương vào sẽ làm bệnh tăng hơn (như đổ dầu thêm vào lửa), có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

C.PHÂN LOẠI ÂM DƯƠNG
Việc phân loại âm dương cho sự vật tương đối khó vì Âm Dương chỉ là 2 đặc tính của mỗi sự vật, đặc tính này không hoàn toàn tuyệt đối vì có những vật tuy là dương nhưng so với cái dương hơn lại hóa ra âm.

Thí dụ : Củ Sắn dây (Cát Căn) có nhiều dương tính hơn củ khoai mì tức dương đối với củ khoai mì nhưng lại ít hơn củ Sâm, có nghĩa là âm đối với củ Sâm.

Vì thế, tạm thời gọi là Dương những gì có nhiều dương tính hơn âm và gọi là Âm những gì có nhiều dương tính hơn dương. Ngoài ra, còn dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau để xác định đặc tính âm dương của sự vật. Ở đây, chúng cố gắng đưa ra 1 số tiêu chuẩn để có thể giúp việc phân chia âm dương được nhanh và dễ dàng hơn.

Tính chất Âm Dương
hình thể Ly tâm, Dài, Cao Hướng tâm, Tròn, Thấp
mầu sắc Dịu, xẫm, tối (đen, lam, chàm, tím) Chói sáng, (đỏ hồng, vàng)

trọng lượng Nhẹ, Xốp (Bông mốp...) Nặng, cứng (Sắt thép...)
vị Chua, mặn, đắng. Cay, ngọt, nhạt
hóa học Nhiều nước, Oxy, Potassium (K), Ít nước, Sodium (Na),
Azốt, Lưu huỳnh... Hydro, Magnesium...
trạng thái Dưới mức sinh lý bình thường Trên mức sinh lý bình thường
áp huyết dưới 90/60 (thân nhiệt trên 38độ),
mạch dưới 60/phút, mạch trên 90/phút
ức chế thần kinh , Hưng phấn thần kinh


D. QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA ÂM DƯƠNG
1. Âm Dương Hỗ Căn
Hỗ căn là bắt rễ, bám víu với nhau.Âm dương luôn hỗ trợ cho nhau.

YHCT cho rằng : Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm, Âm lẻ loi không sinh ra được, Dương trơ trọi không thể phát triển (cô dương bất sinh, độc âm bất thành).

2. Âm Dương Tiêu Trưởng

Tiêu là mất đi - Trưởng là lớn lên. Âm Dương không ngừng phát triển, lớn lên và mất đi rồi lại lớn lên.

Trong quá trình vận động, nếu 1 mặt nào đó không ngừng phát triển về phía đối lập thì đến 1 giai đoạn nào đó nhất định, Âm có thể biến thành Dương và Dương có thể biến thành Âm.

Thí dụ : Hiện tượng bốc hơi nước và mưa. Nước (Âm) bốc hơi lên, gặp khí nóng (Dương) tạo thành mây, là âm tiêu dương trưởng - Mây (Dương) gặp khí lạnh (Âm) hóa thành mưa rơi xuống là dương tiêu âm trưởng.

3. Âm Dương Bình Hoành (Thăng bằng)
Bình hoành : Cùng song song, cùng tồn tại. Âm Dương luôn giữ thế quân bình.

Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" (TVấn 5) ghi : Âm thắng thì Dương bệnh, Dương thắng thì Âm bệnh, dương thắng thì nhiệt, âm thắng thì hàn". Bất cứ mặt nào của Âm Dương nếu mạnh hơn sẽ gây nên bệnh, do đó Âm Dương phải luôn quân bình nhau.

E. TÍNH CHẤT CỦA ÂM DƯƠNG
1. Âm Dương đối lập
Khi quan sát các hiện tượng, luôn thấy từng cặp đối nghịch nhưng gắn bó nhau : Sáng tối - Động tĩnh... Tuy đối nghịch nhưng luôn gắn bó nhau, do đó, đây chỉ là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất.


Người xưa đã biểu thị quan niệm trên bằng đồ hình Thái Cực : Một âm (màu đen) và 1 dương (màu đỏ hoặc trắng) trong 1 vòng tròn không bao giờ tách rời nhau. Thiếu 1 trong 2 yếu tố Âm Dương, không thể hình thành sự vật.

Thí dụ : Vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.

Cơ thể cần dinh dưỡng (Âm) và hoạt động (Dương). Muốn có chất dinh dưỡng (Âm), cần tiêu hao 1 số năng lượng (Dương). Ngược lại, để có năng lượng cung cấp cho hoạt động (Dương) cần tiêu hao 1 số chất dinh dưỡng (âm)...

2. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm

Đào sâu vào từng hiện tượng, từng vật, người ta thấy : Mỗi mặt Âm hay Dương lại có mặt đối lập ở trong, người xưa gọi là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.

Nhờ vậy, vũ trụ chia nhỏ dần thành 1 chuỗi 2 mặt Âm Dương vô cùng tận.

Có thể lấy thời gian 1 ngày 1 đêm làm thí dụ :


- Thiên "Kim Quỹ Chân Ngôn Luận" ghi : "Bình đán chi nhật trung, dương trung chi dương giả, Nhật trung chi hoàng hôn, thiên chi dương, dương trung chi âm giả, Hợp dạ chí kê minh, thiên chi âm, Âm trung chi dương giả, Kê minh chi bình đán, thiên chi âm, âm trung chi dương giả" (Từ sáng sớm đến giữa trưa là dương trong ngày, dương trong dương, từ giữa trưa đến sẫm tối, là dương trong ngày, âm trong dương; từ chập tối đến gà gáy là âm trong ngày. Âm trong âm, từ gà gáy đến sáng sớm là âm trong ngày, Âm trong dương)


F.ÂM DƯƠNG VÀ Y HỌC
1. Âm dương và cơ thỂ
a) Trên là âm, dưới là dương
Theo cách phân chia này thì Đầu là âm và chân là Dương. Thực tế cho thấy, đầu (cụ thể là trán) sờ vào lúc nào cũng thấy mát và chân (dưới) luôn thấy ấm. Khi cơ thể bệnh (có rối loạn thăng bằng âm dương) thì đầu (phía trên) sờ vào thấy nóng (trán nóng, mắt đỏ, mặt đỏ bừng...) thay vì mát, và chân (phía dưới) thấy lạnh (ẩm, ra mồ hôi, đau ê ẩm...) thay vì nóng. Cách chữa bệnh đơn giản nhất là dùng khăn lạnh đắp vào trán (thêm âm vào để đẩy dương ra) hoặc ngâm chân vào nước nóng (thêm dương vào để đẩy âm ra). Cách điều trị trên chủ yếu nhằm thực hiện lại thế quân bình (điều hòa âm dương) đã bị xáo trộn vì bệnh gây ra, vì thế, đã có một nhận xét hết sức lý thú : "Hãy giữ cho đầu bạn mới mát (âm) và chân bạn luôn ấm (dương) thì bạn sẽ không cần đến thầy thuốc".
Theo các nhà nghiên cứu : Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn. Có thể hiểu như sau : Máu (âm) dồn về đầu (âm) tức tăng thêm âm, giúp cho dễ nhớ hơn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ở tư thế này rất dễ buồn ngủ, vì âm mang tính tĩnh

b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm
Vấn đề quy định bên phải, bên trái thuộc Âm hay Dương, chưa có tài liệu nào nghiên cứu 1 cách sâu xa và giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, dựa vào 1 số công trình nghiên cứu và quan sát tự nhiên, ta thấy :

- Khi khởi động 1 cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1 dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - Địa từ lực này mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau. Lực của trái đất là âm, do đó sẽ hút lực dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính dương.

- Theo giáo sư Hirasawa, chuyên viên nghiên cứu sinh lý học thể dục Trường đại học bách khoa Tokyo, sau 35 năm chuyên nghiên cứu về bàn chân đã nhận xét rằng : "từ 6-50 tuổi, diện tích tiếp xúc mặt đất của chân trái phái nam và nữ đều lớn hơn so với chân phải và diện tích tiếp xúc với mặt đất khi đứng của bàn chân trái lớn hơn. Thời gian chạm đất khi đi phía bên trái cũng nhiều hơn. Cảm giác ổn định khi đứng 1 chân bằng chân trái cũng tốt hơn. Vết chân người cổ đại cách đây 3000 năm cũng cho thấy vết chân trái in sâu hơn xuống đất hơn là chân phải. Các vận động viên, diễn viên... cũng đều dùng chân trái làm trục chống đỡ cơ thể, còn chân phải dùng để biểu diễn các động tác".

c) Trong (bụng, ngực) là Âm, Ngoài (lưng) là Dương
Thiên 'Ngũ Tạng Sinh Thành Luận' (TVấn 10) ghi : "Phù ngôn chi Âm Dương, Nội vi âm, ngoại vi Dương, Phúc vi âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm Dương, trong thuộc âm, ngoài thuộc dương, bụng thuộc âm, lưng thuộc dương).

+ Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ : Bào thai nam, dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do đó, bụng người mẹ thường có dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ, âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra ngoài, do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm.

+ Hình ảnh người chết đuối trên sông cho thấy, xác nam bao giờ cũng nằm sấp vì dương khí tụ ở lưng, còn xác nữ bao giờ cũng nằm ngửa vì âm khí tụ ở ngực.


d) Âm Dương và Tạng Phủ
+ Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi : "Lục phủ giai vi dương, Ngũ tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam Tiêu thuộc dương. Tâm Bào, được coi như 1 tạng mới, do đó thuộc âm.

+ Giáo sư Ohsawa (tác giả phương pháp dưỡng sinh, người Nhật), trong sách "Phương Pháp Dưỡng sinh", lại có 1 số nhận xét hơi khác trong việc phân chia Tạng phủ và Âm Dương. Theo đó, Tâm, Can, Thận thuộc dương (thay vì thuộc âm) còn Phế, Vị thuộc âm. Ohsawa cho rằng Tim, Gan và Thận có hình dáng đặc và nặng nên thuộc dương, còn Phổi và Dạ dầy rỗng, nhẹ nên thuộc âm.

Có gì mâu thuẫn giữa 2 quan điểm phân chia Âm Dương giữa sách Nội Kinh và Ohsawa không " Sách Nội Kinh là sách kinh điển, tích chứa kinh nghiệm bao đời của người xưa, Gs. Ohsawa là nhà nghiên cứu có tiếng trên thế giới, như vậy cả 2 quan điểm đều có lý do của nó.

Có thể tạm hiểu như sau : Theo "Kinh Dịch", mỗi vật thể, hiện tượng... đều do 2 yếu tố : THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Một vật nào đó, có thể có hình dạng (thể) là âm nhưng lại có công dụng là dương hoặc ngược lại, Thể là dương nhưng Dụng là âm.

Thí dụ : Tạng Tâm, xét về hình thể là 1 quả tim, đặc nặng, nên mang đặc tính dương tức là dương về Thể, nhưng Tâm lại có nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn cơ thể, máu thuộc âm, do đó Tâm mang đặc tính âm xét về Dụng.

Thí dụ : Quả Ớt, xét về hình thể, quả ớt có màu đỏ, do đó thuộc dương, nhưng ớt có vị cay, khi vào ruột, làm nở các mao trạng ruột, tiêu thức ăn nhanh, như vậy, ớt có đặc tính âm nếu xét về công dụng.

G.ÂM DƯƠNG VÀ PHÒNG BỆNH
- Người mang nhiều dương tính, nên ăn các loại có tính chất âm, người mang nhiều âm tính, nên dùng các loại có tính dương.

- Mùa nóng nực, mặc quần áo mỏng, ở nơi thoáng mát, ăn nhiều rau quả có tính mát để chống lại cái nóng (dương).

- Mùa rét, mặc ấm, ở nơi ấm áp, ăn thức ăn nóng ấm để chống lại cái rét (âm).

- Vừa đi mưa về, bị mưa ướt trong khi mưa, nước mưa mang nhiều điện tích dương, nên để chân không, đứng trên đất, dội nước nóng để dẫn dương xuống.

- Ở thành phố công nghiệp, bầu khí quyển mang nhiều iôn âm do ô nhiễm không khí, nên đi chân đất và tắm nước nóng để điều hòa âm dương.

- Dương sinh dương, cơn nóng giận, tức tối sẽ sinh nóng giận tức tối khác... cần làm âm hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động âm như nghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình... dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng... đến những nơi thanh tĩnh, yên lặng...

- Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền... sẽ dẫn đến chán nản buồn phiền khác... Cần làm dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động dương : hoạt động tích cực, hăng say... dùng những lời nói quyết đoán phấn khởi... đến những nơi sinh hoạt

H.ĐIỀU HÒA ÂM DƯƠNG
- Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã biết điều hòa âm dương : Vua Hùng, khi chấp nhận ý nghĩa : Bánh dày, hình tròn, tượng trưng cho trời (Dương) và bánh chưng, hình vuông, tượng trưng cho đất (Âm), là thức ăn lý tưởng nhất, đã nói lên được quan niệm hòa hợp âm dương trong thức ăn.

- Lời cầu chúc 'Mẹ tròn con vuông' cho sản phụ khi sinh cũng đã nói lên ý tưởng hoàn hảo nhất của lời cầu chúc.

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng đã biết điều hòa âm dương khá tốt. Cụ thể là, khi ăn nước mắm, người ta cho vào ít chanh (vị chua - âm), và cho thêm ít đường (vị ngọt - dương)... Đó là những thói quen rất tốt mà chúng ta cần duy trì.

- Để chống lại với những thay đổi của thiên nhiên, cơ thể chúng ta cũng tự điều chỉnh để tạo mức quân bình cho cơ thể. Thí dụ : Thân nhiệt của chúng ta bao giờ cũng khoảng 370C. Khi trời lạnh, máu trong người cũng bị ảnh hưởng lạnh, khi máu đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm Giao cảm ở đó bị kích thích làm cho mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên... làm cho thân nhiệt tăng lên. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao làm cho máu bị nóng, các trung tâm Đối giao cảm bị kích thích làm dãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi... làm nhiệt độ giảm xuống.

Như vậy, bình thường, trong thiên nhiên cũng như trong cơ thể ta luôn có những điều chỉnh hoàn hảo để duy trì, nếu ta biết cách gìn giữ tốt chức năng qúy báu đó. Khi ta làm xáo trộn trật tự đó, chính là lúc ta bị bệnh.


I.Âm Dương và Bệnh Lý
a) Quá trình phát sinh bệnh
- Mỗi hiện tượng đều có 2 mặt : 1 dương (hưng phấn) và 1 âm (ức chế). Nếu 1 trong 2 tác động trên mạnh hoặc suy kém khác thường làm cho mất trạng thái quân bình âm dương, sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý gọi là thiên suy hoặc thiên thắng.



+ Thiên Thắng : Dương thắng quá, gây chứng nhiệt (sốt, tiểu đỏ...) Âm thắng gây chứng hàn (lạnh, tiêu chảy...).

+ Thiên Suy : Dương hư (lão suy, hưng phấn, thần kinh giảm...) Âm hư (mất nước, ức chế thần kinh giảm...).


Tuy nhiên, nếu âm suy quá thì âm bị bệnh sinh ra chứng nội nhiệt (mất nước, mất tân dịch, khát nước, họng khô, táo, tiểu đỏ... gọi là âm hư sinh nội nhiệt). Nếu dương suy quá thì dương bị bệnh và sinh ra chứng hàn ở ngoài (sợ lạnh, tay chân lạnh... gọi là dương hư sinh ngoại hàn).




- Khi 1 mặt âm hay dương ngày càng thịnh và không ngừng phát triển về 1 phía đối lập, bệnh sẽ diễn biến theo hướng : Nhiệt quá hóa Hàn (nhiệt cực sinh hàn) như sốt cao kéo dài gây mất nước... Hoặc Hàn quá hóa nhiệt (Hàn cực sinh nhiệt) như tiêu chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần kinh gây sốt.



b) Hư chứng, Thực chứng
Bệnh tật (sự rối loạn âm dương) phát sinh ra do nhiều nguyên nhân : dương thực, âm thực (hưng phấn) hoặc dương hư, âm hư (ức chế).

Thí dụ 1: triệu chứng SỐT :

Sốt có thể do 2 nguyên nhân : do Dương hỏa vượng (hưng phấn) hoặc do âm hỏa suy không ức chế được dương hỏa, cả 2 trường hợp trên đều gây nên sốt.

Nếu do dương hỏa vượng thì chứng sốt đó là Thực chứng.

Nếu do âm hỏa suy thì chứng sốt đó là Hư chứng.

Phân tích sâu hơn ta thấy :

- Có khi Âm vượng gây ra triệu chứng dương suy, cần tả âm để bớt ức chế dương.

- Có khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm.

- Có khi dương suy gây ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm.

- Có khi âm suy gây ra dương vượng, cần bổ âm để ức chế dương lại. Nếu chỉ lo tả dương, là chỉ lo trị ngọn mà bỏ quên gốc, bệnh không hết mà còn có thể gây biến chứng làm cho âm và dương suy thêm.

Thí dụ 2 : Chứng Âm hư Hỏa vượng.

Người bệnh cảm thấy nóng bừng, sốt nhưng lại sợ lạnh, mạch nhanh nhưng vô lực. Nhìn triệu chứng sốt bên ngoài làm nghĩ đến hỏa vượng lên, và trị liệu ở đây là lo tả hỏa nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây lại do âm suy làm hỏa vượng lên. Nếu chỉ lo tả hỏa, sốt có thể giảm nhưng sau đó sốt lại trở lại ngay. Ngược lại, vì do âm suy, nếu bổ âm, âm mạnh lên sẽ khắc dương, làm cho hỏa hạ xuống.

Trên lâm sàng hay gặp chứng Thận Thủy suy, Can hỏa vượng.

Có thể biện chứng như sau : Thận và Gan là 2 cơ quan có chức năng bài tiết, thanh lọc các chất bên ngoài đưa vào cơ thể : Gan lọc các chất bên ngoài đưa vào, Thận thanh lọc các chất bên trong đưa ra ngoài. Vì 1 nguyên nhân nào đó, Thận không làm được chức năng của mình (âm hư), còn lại 1 mình Can hoạt động. Để đảm bảo công việc, Can sẽ phải làm việc gấp đôi, tức gánh vác thêm công việc mà thận không làm, do đó, Can sẽ phát nhiệt vì làm việc quá mức. Theo đúng lý, thấy Gan hỏa vượng lên, cần phải tả Can cho nó mát đi. Can đang làm việc, nay lại bị tả bớt, chắc chắn sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng sở dĩ Can phải làm việc nhiều như vậy là do Can phải gánh thêm nhiệm vụ của Thận, vì Thận hư kém. Nếu Thận khỏe mạnh lại và làm được nhiệm vụ của mình. Can sẽ bớt gánh nặng và sẽ khỏe. Như vậy cần phải bổ cho Thận mạnh lên chứ không phải Tả Can.

c) Âm Dương thực giả
Trên lâm sàng, nhiều hội chứng dễ gây lẫn lộn Âm Dương, nếu không chẩn bệnh 1 cách kỹ lưỡng, đó là các hội chứng chân giả.

- Dương cực tựa âm : Do nhiệt độc tới chỗ cùng cực, phục vào trong cơ thể gây ra người lạnh, hôn mê giống như âm chứng, chỉ khác ở chỗ là trong lạnh nhưng không thích đắp ấm, thần khí tuy hôn mê nhưng sắc mặt vẫn tươi, mạch tuy Trầm nhưng Hoạt và có lực.

Khi trị liệu, phải dùng thuốc Hàn.

- Âm cực tựa Dương : Do hàn tà đến chỗ cùng cực, đẩy dương hỏa ở trong ra ngoài, gây ra mình nóng, buồn phiền, khát nước, giống như dương chứng nhưng chỉ khác ở chỗ mình nóng mà thích đắp chăn ấm, miệng khát mà uống nước lạnh vào lại mửa ra ngay. Mạch thường Trầm Tế, không lực.

Khi trị liệu, phải dùng thuốc nhiệt (ôn nóng), nếu dùng lầm thuốc hàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

d) Âm Thăng Dương Giáng

- Huyết thuộc âm, do đó, phải thăng (đi lên), nếu huyết hư, không đi lên được, phần trên không được huyết nuôi dưỡng, gây chóng mặt, hoa mắt... nguyên nhân do âm hư, cần bổ âm.

- Khí thuộc dương, phải giáng (đi xuống), khí không làm tròn chức năng, thay vì đi xuống lại đi lên, gọi là khí nghịch gây ra chứng hen suyễn, khó thở, nguyên nhân do khí nghịch, cần điều chỉnh ở khí.

Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương 621995




Sat Jan 23, 2010 5:21 pm
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_06
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_01Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_02Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_03
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_04huong_duong_72Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_06
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_07Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_08Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bgavatar_09
[Y30A] - huong_duong_72
Binh nhất
Binh nhất
Tổng số bài gửi : 39
Reputation : 0
Tham gia từ ngày : 21/01/2010
Tuổi : 32

Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương

Ôi học âm dương trên lớp đã chóng mặt mà h bạn vẫn dương âm thật đang nể Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương 627134 Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương 627134




Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam :: -‘๑’-Góc Học Tập-‘๑’- :: Giáo Trình - Tài Liệu-
Y lý y học cổ truyền_học thuyết âm dương Bg_footercopy
 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất